HomeTin tức
Phí CIC, CIS là gì? Khi nào bị tính phí CIC?

Phí CIC, CIS là gì? Khi nào bị tính phí CIC?

16/03/2019 08:31

Phí CIS là gì?

Phí CIS viết tắt của từ China Import Surcharg. Đây là phí của đại lý Trung Quốc nhờ các đại lý nhận hàng tại Việt Nam thu hộ của người nhập hàng tại cảng Việt Nam. Mức phí này phải trả từ 10 đến 60 đô la Mỹ.

Phí CIC là gì?

Phí CIC viết tắt của từ Container Imbalance Charge. Dịch theo nghĩa tiếng Anh nghĩa là :”Phụ phí mất cân đối vỏ Container”. Đây là loại phí do hãng tàu thu các chủ hàng nhằm bù đắp chi phí vận chuyển của những container rỗng về nơi có nhu cầu xuất hàng để shipper có cont đóng hàng. Tuy nhiên, không có con số cụ thể về mức phí này. Do đó, gây ra rất nhiều tranh cãi về giá cả.

Phí CIC là phí gì

Hiểu đơn  giản, CIC là phí phát sinh từ việc phải di chuyển container từ nơi thừa đến nơi thiếu. Xét về các nước, thì đây là phí mất căn bằng container do cán cân xuất nhập khẩu không đều nhau. 

Các nước có tỷ lệ xuất siêu cao lại thiếu hụt container như Hàn Quốc,  Ấn Độ,… Ngược lại, các nước nhập siêu lớn lại thường xuyên xảy ra tình trạng dư thừa container như Việt Nam, Mỹ,…

Như vậy hãng tàu buộc phải giải bài toán điều chuyển container như thế nào cho hợp lý nhằm tiết kiệm tối đa chi phí chuyển rỗng.

Đến đây các bạn đã hiểu được một về phí cic là gì và để hiểu được bản chất của loại phí này, cùng chúng tôi theo dõi các phần tiếp theo của bài viết.

Mục đích của việc thu phí CIC

◾ Phí này giúp bù đắp cho chi phí vận chuyển

◾ Qúa trình vận chuyển vỏ container từ nơi thừa đến nơi cần đóng hàng.

Khi nào phải thu phí CIC

Phụ phí CIC này thường thu một mức nhất định cho một container, và có thể chỉ áp dụng vào từng giai đoạn, cho hàng đi từng tuyến. Nói cách khác, về lý thuyết, hãng tàu chỉ thu phụ phí này khi có sự phát sinh chi phí lớn trong việc chuyển vỏ container từ nơi này đến nơi khác.

Phí CIC sẽ có chi phí khác nhau tùy thời điểm trong năm, chỉ thời điểm hãng tàu mất cân bằng container mới phải thu.

Khi nào bị thu phí CIC

Điều kiện phải cộng phí CIC

Chỉ điều chỉnh cộng khi đáp ứng những điều kiện:

  • Phí CIC do người mua thanh toán. Nó chưa được tính trong giá trị thực tế phải thanh toán;
  • Liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa;
  • Đo lường được các chứng từ liên quan. Trong trường hợp lô hàng có khoản điều chỉnh cộng nhưng không có chứng từ liên quan thì không được tính theo phương pháp trị giá giao dịch.
  • Hải quan thường yêu cầu doanh nghiệp cộng phí CIC vào trị giá tính thuế. Do đó, trong hợp đồng vận tải, bạn cần làm rõ loại phí này với hãng tàu, tránh bị thu quá cao;

Các khoản phải điều chỉnh cộng:

  • Chi phí vận tải và chi phí có liên quan đến vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu;
  • Trị giá các khoản điều chỉnh xác định theo hợp đồng vận tải, chứng từ, số liệu có liên quan;
  • Nếu giá mua chưa bao gồm chi phí vận tải nhưng không có chứng từ liên quan thì không được áp dụng phương pháp trị giá giao dịch;
  • Nếu lô hàng có nhiều mặt hàng nhưng trong chứng từ không ghi chi tiết từng loại hàng hóa thì người khai hải quan phải phân bổ theo biểu giá vận tải, hoặc theo thể tích, trọng lượng hàng hóa.

Shipper hay Consignee bị thu phí?

Tùy thuộc vào hợp đồng vận tải của 2 bên, CIC có thể thu shipper hoặc consigness.

◾ Trường hợp đóng hàng xuất khẩu và bị thiếu container, hãng tàu chuyển đến thì sẽ phát sinh chi phí CIC. Lúc đó, chi phí này xảy ra trước khi đóng hàng nên sẽ xuất hiện trong hợp đồng.

◾ Trường hợp phí CIC xuất hiện sau khi hàng đã về cảng nhập đầu tiên là do sau khi trả, containet lại rỗng, hãng tàu thu phi để chuyển cont rỗng này về nơi có nhu cầu tiếp.

Mong rằng bài viết của đơn vị vận chuyển PCS chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm thông tin về phí CIC là gì trong xuất nhập khẩu vai trò và các thông tin quan trọng khác về phí CIC. Nếu bạn có nhu cầu chuyển phát nhanh trong và ngoài nước, hãy liên hệ với PCS để được tư vấn và hỗ trợ.

PCS - MÃI MÃI SỰ TẬN TÂM

Posts
Bài viết liên quan
Giải pháp vận chuyển hàng hóa Việt – Nhật tối ưu cho các doanh nghiệp
Giải pháp vận chuyển hàng hóa Việt – Nhật tối ưu cho các doanh nghiệp
22/03/2024 02:00
Với sứ mệnh này, chúng tôi hy vọng mang lại hòa bình cho cuộc sống của mọi người, vì đó là mục tiêu cuối cùng mà chúng tôi phấn đấu.Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và thương mại, nhu cầu chuyển hàng hóa đến Nhật Bản ngày càng tăng cao. Tuy vậy, vận chuyển hàng hóa đi nước ngoài lại thường gặp nhiều rủi ro hơn so với việc vận chuyển hàng hóa trong nước. Rất nhiều doanh nghiệp đã gặp phải các vấn đề khi gửi hàng hóa đi Nhật Bản như:
Read more
Bốn xu hướng nổi bật hàng đầu của ngành logistics 2024
Bốn xu hướng nổi bật hàng đầu của ngành logistics 2024
29/02/2024 08:04
Cùng PCS tìm hiểu ngay top 4 xu hướng hàng đầu của ngành logistic năm 2024 với những nội dung chính về: Vận tải đường hàng không, vận tải đường biển, AI và tự động hóa góp phần định hình ngành logistics, giảm lượng khí thải carbon được ưu tiên.
Read more
Duyên lành đón Đại lão hòa thượng Viên Minh đến thăm PCS
Duyên lành đón Đại lão hòa thượng Viên Minh đến thăm PCS
28/12/2023 08:12
Ngày 28/11 vừa qua, Tổng công ty PCS có đủ duyên lành để được đón Đại lão Hòa Thượng Viên Minh – Phó Giáo chủ Giáo hội Phật Giáo Việt Nam đến thăm và chia sẻ pháp thoại cho Cán bộ nhân viên. Đây là niềm vinh dự to lớn cũng như là một cơ duyên vô cùng may mắn đối với Tổng công ty PCS.
Read more
 
Copyright © 2024 by PCS. All Rights Reserved